Cách phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ chuẩn sát nhất

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm đồ gốm sứ cổ bị làm giả và bày bán rất nhiều với các thủ đoạn vô cùng tinh vi. Theo đó, chúng thường lợi dụng và đánh vào tâm lý thiếu hiểu biết cũng như mong muốn sở hữu những vật phẩm giá trị của người tiêu dùng để lừa gạt. Vì vậy, không ít khách hàng cũng như các gia đình khá giả hiện nay mua phải những sản phẩm đồ gốm cổ với giá rất cao mà không hề biết rằng đó là đồ giả cổ. Chính vì lẽ đó, Gốm Sứ Thủ Đô mong muốn chia sẽ các kiến thức của mình để các bạn dễ dàng phân biệt đâu là hàng thật và đâu là hàng giả qua bài viết Cách phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ chuẩn sát nhất

Gốm cổ là gì?

Gốm cổ được hiểu đơn giản là những sản phẩm được làm bằng gốm với niên đại rất lâu năm về trước. Chúng thường chỉ có 1 sản phẩm duy nhất, với kích thước, hoa văn, hình dáng độc đáo và được giới chơi đồ cổ săn lùng. Giá trị của gốm cổ phụ thuộc vào niên đại cũng như chất liệu, hoa văn làm nên sản phẩm đó.

Gốm sứ cổ qua nhiều niên đại có hoa văn và đường nét họa tiết riêng biệt
Gốm sứ cổ qua nhiều niên đại có hoa văn và đường nét họa tiết riêng biệt

Nhận biết đồ gốm sứ cổ qua những nốt gỉ sắt

Có thể nói, nốt gỉ sắt là một trong những dấu hiệu giúp các nhà sưu tập dễ dàng nhận biết được sản phẩm gốm sứ cổ. Bởi đồ gốm sứ được sản xuất hoàn toàn bằng chất liệu đất sét có chứa các chất khoáng dạng hạt bụi li ti.

Vì được sản xuất bằng chất liệu thiên nhiên, nguyên liệu làm nên gốm sứ thường chứa những tạp chất. Theo đó, qua thời gian sử dụng, những tạp chất này sẽ tạo nên lớp gỉ sắt bên ngoài sản phẩm.

Việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh làm sản phẩm bị oxy hóa và dần xuất hiện những vết gỉ sắt trên bờ mặt sản phẩm.

Do đó, sự xuất hiện của vết gỉ sắt chính là dấu hiệu về mặt thời gian. Đây cũng là một trong những dấu hiệu rõ nét trong các đồ vật gốm sứ cổ từ thời nhà Minh. Bởi tính theo thời gian, sản phẩm gốm sứ thuộc thời đại này đã đủ để làm xuất hiện các đốm gỉ sắt.

Đối với người chuyên làm hàng giả, việc tạo nên vết gỉ sắt trên sản phẩm gốm sứ không còn là điều khó khăn. Tuy nhiên, để thực hiện một cách hoàn hảo giống như thật thì là điều không dễ.

Vì thế, nếu người xem là người từng nhìn thấy những đốm gỉ sắt trên sản phẩm đồ gốm cổ thật, thì muốn qua mắt bằng nốt gỉ giả này không phải là đơn giản.

Cách phân biệt gốm sứ cổ qua dấu hiệu sự tuột men (lột men)

Nước men trong đồ gốm sứ chính là lớp giúp đem lại vẻ mướt mịn và óng ả cho mỗi sản phẩm trước khi được đưa đến tay người tiêu dùng. Theo đó, hỗn hợp chất lỏng dạng bùn có chứa Silic Dioxyt là lý do khiến phần lớn hiệu quả của lớp men này được tạo ra.

Nhận biết đồ gốm sứ cổ qua dấu hiệu sự tuột men (lột men)
Nhận biết đồ gốm sứ cổ qua dấu hiệu sự tuột men (lột men)

Dạng bùn này khi sử dụng sẽ được tráng trực tiếp lên bề mặt đồ gốm. Sau đó, các sản phẩm gốm sứ này sẽ lần lượt được đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao. Dưới mức nhiệt này, dioxyt sẽ bị tan chảy một cách nhanh chóng và chuyển hóa thành một lớp trong suốt giúp quanh bề mặt gốm được bao bọc, tạo nên điểm nhấn độc đáo.

Đồ gốm được làm từ đất nung của Trung Quốc từ xa xưa đã được tráng một lớp men bên ngoài với mục đích tránh nấm nước vào phí trong. Theo đó, đồ gốm sứ cũng như đồ gốm đá được nung trong môi trường nhiệt độ cao hơn so với đồ gốm làm từ đất nung nên vốn dĩ vẫn được lên nước men mà không hề có hiện tượng ngấm nước.

Đồng thời trong nhiều thập kỷ qua, màu sắc hay độ bền của các sản phẩm gốm sứ sử dụng trên thị tường đều được lên nước men cẩn thận (nổi bật như men trắng hoặc men ngọc bích). Bên cạnh đó cũng có những trường hợp nước men còn được sử dụng với mục đích bảo vệ lớp trang trí phía dưới sản phẩm.

Đứng cùng hàng với những loại hình nghệ thuật khác, hàng gốm sứ vẫn được yêu thích hơn cả nhờ vào nước men tuyệt vời. Những sản phẩm được làm từ gốm sứ trên thị trường hiện nay đều có khả năng được làm mới, trở về tình trạng ban đầu dù cho có nằm dưới đất, nước hàng thế kỷ.

Những sản phẩm gốm sứ mà bạn được tham khảo, ngắm nhìn và lựa chọn tại các cửa hàng gốm sứ thường mang vẻ đẹp sáng bóng và độ phản chiếu vô cùng tốt. Tuy nhiên, với những sản phẩm gốm sứ cổ hơn thì thì nó sẽ trông không được bóng bẩy và bên cạnh đó là còn là hơi mờ đã bị giảm sút.

Xem thêm:  Công Nghệ In Trên Gốm Sứ

Cách phân biệt đồ gốm sứ cổ bằng tạp chất do “lỗi dò” bám trên đồ sành sứ

Ở thời xưa, tất cả các sản phẩm gốm sứ đều được thực hiện hoàn thủ công bằng tay. Chính vì vậy, môi trường và điều kiện để làm việc, cho ra đời những sản phẩm gốm sứ cổ lúc đó chưa đạt các tiêu chuẩn chất lượng cũng như an toàn và vệ sinh như bây giờ.

Do đó, đây cũng chính là lý do vì sao trên các sản phẩm ở thời điểm này thường hay tồn tại các lỗi cũng như tạp chất trên sản phẩm. Tuy nhiên, sẽ có 2 cách xử lý đối với các loại sản phẩm này đó chính là bỏ đi hoặc bán lại cho khách hàng với giá thành thấp hơn so với những sản phẩm đạt chuẩn khác. Vì vậy, gốm sứ hoàng gia và gốm sứ thương mại trên thị trường hiện nay khác biệt cơ bản, chủ yếu là ở điểm này.

Cách phân biệt đồ gốm sứ cổ bằng tạp chất do “lỗi dò” bám trên đồ sành sứ
Cách phân biệt đồ gốm sứ cổ bằng tạp chất do “lỗi dò” bám trên đồ sành sứ

Gốm sứ hoàng gia là những sản phẩm được sản xuất riêng dành cho giới hoàng gia Trung Quốc. Bên cạnh đó, các thành viên trong Hoàng gia hoặc các tướng quân trong triều đình cũng là người được sử dụng loại sản phẩm này,…Vào thời điểm đó, Trung Quốc là dân tộc tiên tiến hàng đầu thế giới và đặc biệt là trong các sản phẩm mang yếu tố nghệ thuật của họ. Do vậy nếu không đạt yêu cầu, chúng sẽ bị vứt đi một cách nhanh chóng.

Ngược lại, với những sản phẩm gốm sứ thương mại, chúng sẽ được sản xuất với mục đích phục vụ nhu cầu và thị hiếu chung của tất cả các khách hang trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, số vốn để làm sản phẩm bỏ ra ít hơn nhưng khắt khe hơn rất nhiều so với người Trung Quốc bỏ ra để làm sản phẩm. Do vậy, việc kinh doanh gốm sứ thương mại bị “lỗi dò”, tạp chất trên bề mặt cũng là điều hết sức bình thường và tạo nên những đặc trưng, đặc tính thật của sản phẩm.

Khi nung, vành đế của đồ gốm sứ cổ sẽ được đặt trên cát khiến cho một số vật thể nhỏ khác bị dính vào đáy của sản phẩm này. Ngoài ra, bề mặt của đồ cổ vật bằng sứ còn có thể bị tro hoặc các vật liệu khác bay vào trong quá trình nung.

Cách kiểm tra kiến thức đơn giản cũng như sự thật thà, có tâm của người bán đồ gốm, sứ cổ đó là khách hàng cầm lên một mảnh sản phẩm không hoàn hảo trong cửa hàng và hỏi người chủ xem đó có phải là gốm sứ hoàng gia Trung Quốc hay không? Nếu khách hàng nhận được câu trả lời là “có” thì có nghĩa là bạn nên bắt đầu nghi ngờ về sản phẩm này.

Nhận biết đồ sứ cổ bằng vết da rạn

♦ Vết da rạn rất phổ biến trên hàng gốm sứ Trung Quốc và châu Á hay gốm đá. Một số sản phẩm thậm chí còn bị rạn toàn bộ.

Vết da rạn hình thành là do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở khâu cuối cùng của quá trình nung, khi không khí bên ngoài lạnh đi nhanh hơn so với dưới bề mặt của sản phẩm. Kết quả là những đường nứt nhỏ xuất hiện (hay còn gọi là vết da rạn hay vân rạn).

Nhận biết đồ sứ cổ bằng hư hỏng nước men ngoài

♦ Các sản phẩm gốm sứ thường được vẽ tay các họa tiết trên nhiều lớp khác nhau. Những hình vẽ dưới lớp men bảo vệ có thể trường tồn hàng thế kỷ. Các họa tiết vẽ bên ngoài nước men (gọi là nước men ngoài) dễ trôi hơn vì nó tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài.

Nhận biết đồ sứ cổ bằng hư hỏng nước men ngoài
Nhận biết đồ sứ cổ bằng hư hỏng nước men ngoài

♦ Những đồ tạo tác có lớp men trong và lớp men ngoài sẽ trông như mất đi cái hồn của nó một khi lớp men ngoài biến mất.

♦ Những đồ gốm cổ thường là thật nếu lớp men ngoài có dấu hiệu bị trôi.

Nhận biết đồ sứ cổ bằng sò bám

♦ Sinh vật biển sống bám vào những thứ chìm lâu dưới nước. Hầu hết các tàu buôn hàng hóa chìm luôn có một phần hoặc toàn bộ hàng hóa bị sò bám.

♦ Phải mất một thời gian rất dài sinh vật biển mới bám được vào những vật chìm dưới biển và chủ yếu là ở các khu vực nhiệt đới. Vì vậy, đây có thể xem là một dấu hiệu nhận dạng đồ cổ. Nếu một tạo tác bị nhiều hơn một loài sinh vật biển bám vào, nó rất có thể là đồ cổ.

♦ Vết sò bám rất dễ được gỡ ra khỏi đồ gốm. Chì cần nhúng và ngâm đồ gốm vào axit

4 điều làm nên giá trị của gốm sứ cổ

Có nhiều yếu tố làm nên giá trị của một món đồ cổ
Có nhiều yếu tố làm nên giá trị của một món đồ cổ

Một số người thường nhẫm lần giữa hai khái niệm “đồ cũ” và “đồ cổ”. Họ cho rằng, những món đồ vật cũ, được sản xuất cách đây tầm vài chục năm thì sẽ mặc nhiên được xem là “đồ cổ”. Song, sự thật không phải vậy. Theo định nghĩa của Luật Di Sản Văn hóa Việt Nam vào năm 2000 thì “cổ vật” là những vật thể hữu hình mang giá trị văn hóa được sản xuất bởi con người và có tuổi ít nhất là 100 năm trở lên. Và một món đồ gốm sứ cổ giá trị, trước hết phải đáp ứng được yêu cầu về niên đại (ít nhất từ thế kỉ 20 trở về trước), kế đó là một số yếu tố khác đi kèm như:

  • Dáng : hay còn có thể hiểu là hình dạng, cấu trúc bên ngoài của đồ gốm. Là yếu tố đầu tiên khi nhìn vào để khẳng định món đồ đó có giá trị về thẩm mỹ cao hay không.
  • Da : Được hiểu là phần “vỏ” ngoài, là nước men, hoa văn, màu sắc, nét chạm khắc,… của đồ gốm. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá giá trị của món đồ, những món đồ gốm sứ cổ với hoa văn được chạm, vẽ đẹp, sắc sảo, phản ánh được những nét tinh hoa về nghệ thuật ở thời điểm nó được sản xuất và đặc biệt là màu nước men bị ảnh hưởng của thời gian tạo ra vẻ đẹp cổ độc đáo và riêng biệt thường có giá trị rất lớn.
  • Toàn : Ý là sự “toàn vẹn” của món đồ vật. Cùng là đồ cổ như nhau nhưng những món còn lành lặn, ít sứt mẻ chắc chắn có giá trị cao hơn.
  • Tuổi : Như đã nói ở trên, tuổi là yêu cầu đầu tiên để xác nhận xem món đồ đó có phải đồ cổ hay không và “tuổi” cũng là yếu tố mang ý nghĩa khảo cổ học rất lớn và được những nhà sưu tập đồ cổ xem trọng.

Bên cạnh bốn yếu tố cơ bản nhất trên thì người chơi đồ cổ còn thường chú ý đến hai yếu tố nữa là độ “độc” và “thân phận” của món đồ. Những món đồ gốm sứ cổ có “thân phận” hay xuất xứ cao cấp ngày xưa như là đồ vật của vua chúa, quan lại hay những gia đình giàu có, những món đồ được sản xuất bởi những người thợ nổi tiếng hay những nhà nghề có tên tuổi thường sẽ mang giá trị cao hơn những món đồ cổ có xuất thân không rõ ràng.

Xưởng sản xuất gốm sứ Thủ Đô

Địa chỉ: Cụm CN Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 0972.021.786 Gmail: Gomsuthudo@gmail.com

Gốm sứ Thủ Đô Bát Tràng

Hệ thống cửa hàng đặt in ấn gốm sứ Bát Tràng làm quà tặng

  • Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Cửa hàng sứ Phương Anh: 2/381 Thụy Phương, p. Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Cửa hàng Trung Thông: Ngã 4 quán Hàu, Quảng Nam.
  • Cửa hàng Huyền Ngọc: KDC Dộc Trọng, Bình Long, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
  • Cửa hàng Liên Trung: Số 45 đường 17, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. HCM

KEYS: CÁCH PHÂN BIỆT GỐM SỨ CỔ, GỐM SỨ THỦ ĐÔ, PHÂN BIỆT GỐM CỔ, GÔM SỨ GIẢ CỔ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ NÀO

One thought on “Cách phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ chuẩn sát nhất

  1. Pingback: Giá bộ ấm chén in logo thương hiệu bao nhiêu tiền? LH:0972.021.786

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.